Top Ad unit 728 × 90

Best

Bài tập 6: Lực. Hai lực cân bằng


1. Lực là gì? Cho ví dụ

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.

Ví dụ 1: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
Ví dụ 2: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.

2. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay

3. Vật như thế nào dưới tác dụng của hai lực cân bằng? Cho ví dụ

Vật sẽ đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng

Ví dụ: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.

6.1. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu trả lời đúng.

A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.

B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng

C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng

D. Các câu trả lời A,B,C đều đúng.

Chọn D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.

6.2. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một ………… (H 6.1a)

b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một …………

c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cậy một ………… (H 6.1c)

d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một …….. (H 6.1b)

Giải

a) Lực nâng      

b) Lực kéo        

c) Lực uốn

d) Lực đẩy

6.3. Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai ………… Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của ………… (H 6.2a)

b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực. Một lực do ………….. tác dụng. Lực kia do …….. tác dụng (H 6.2b).

c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai …… một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ….. tác dụng (H 6.2b).

Giải

a. Lực cân bằng, em bé

b. Lực cân bằng, em bé, con trâu

c. Lực cân bằng, sợi dây.

6.4. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng.

Giải

Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bẳng.

6.5*. Lấy một cái lò xo trong bút bi làm thí nghiệm.

a) Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.

b) Bấm cho đầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.

Giải

a) Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi nén lại nên đã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút những lực đẩy. Ta có cảm nhận được lực này khi bấm nhẹ vào núm ở đuôi bút.

b) Khi đầu bút thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đẩy.

6.6. Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

A. Lực bất lòng tâm

B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch

C. Học lực của bạn Xuân rất tốt

D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

Chọn D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

6.7. Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3; lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng:

A. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực đẩy

B. Lực số 3 và lực số 4 là lực kéo

C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy

D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo

6.8. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách 1 xô nước.

B. Nâng một tấm gỗ.

C. Đẩy 1 chiếc xe.

D. Đọc một trang sách.

Chọn D. Đọc một trang sách.

6.9. Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc, xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng:

A. Lực người kéo chiếc xe và lực người đẩy lên chiếc xe

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó

D. Cả 3 cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng

6.10. Một người cầm 2 đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1, lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải đó là F’1; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F’2. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

A. Các lực F1 và F’1

B. Các lực F2 và F’2

C. Các lực F1 và F2

D. Cả ba cặp lực kể trên

6.11. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải được một câu có nội dung đúng:

1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên

2. Toa tàu cao tầng tác dụng lên

3. Con kiến có thể có lực

4. Lực đẩy mà tác dụng lên cây cối có thể

a) nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó

b) làm bật rể cả những cây cổ thụ

c) các toa tàu 1 lực kéo rất lớn

d) móng nhà một lực nén cực kì lớn

Giải

1-c            2-d         3-a         4-b

6.12. Nếu một quyển sách nằm yên trên một mặt bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2 thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm nào sau đây?

A. Lực F1 có phương nằm ngang, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trái sang phải; lực F2 có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh hơn lực F2.

B. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh hơn lực F2.

C. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 cũng có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh bằng lực F2.

D. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh bằng lực F2.

6.13. Có bốn cặp lực sau đây:

a) Lực tay người đang kéo gàu nước lên và trọng lượng của gàu nước

b) Trọng lượng của quả cam trên một đĩa cân Rô-béc-van và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng.

c) Lực của tay người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao và trọng lực của quả tạ.

d) Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phấn.

Hỏi cặp lực nào là cặp lực cân bằng:

A. a và b

B. c và d  

C. b,c và d  

D. d
Hình ảnh chủ đề của fpm. Được tạo bởi Blogger.